4 QUY LUẬT CỦA LUẬT NHÂN QUẢ TỪ DCI GIÚP BẠN KÍCH HOẠT 3 LOẠI TÀI NĂNG

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn phương pháp kích hoạt 3 loại tài năng bên trong mỗi con người, từ việc ứng dụng 4 quy luật Nhân – Quả, mà trước đây bạn thậm chí chưa từng nghĩ tới. Bạn cũng có thể ứng dụng 4 quy luật này cho con mình.

Trong số tất cả các bạn nói chung và Cộng đồng DCI Việt Nam nói riêng, chắn chắn rằng không có bạn nào là không có tài năng. Hãy tin rằng, mỗi chúng ta đều là một thiên tài cần được khai sáng viên kim cương bên trong bản thân.

Tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Tài năng giúp con người dễ dàng đáp ứng yêu cầu, gặt hái thành công, hiệu quả xuất sắc trong mọi công việc thuộc mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Người có thể tận dụng tài năng của mình là người nắm được cả thiên hạ. Nhưng, không phải ai cũng có thể dễ dàng khám phá ra bản thân có những điểm mạnh nào để phát huy, để đạt được thành công như mong muốn.

tài năng
Mỗi chúng ta là một ngôi sao sáng, điều quan trọng là chính bạn có tự tin phát huy hay không

TÀI NĂNG LÀ GÌ & BÊN TRONG CHÚNG TA CÓ NHỮNG LOẠI TÀI NĂNG NÀO?

Tài năng được định nghĩa là khả năng đặc biệt của một cá nhân để thực hiện tốt một việc gì đó. Một số người từ khi được sinh ra đã có sẵn những khả năng vượt trội hơn người khác. Nhưng thành công hiện tại của họ không ai đo được là bao nhiêu phần do tài năng thiên bẩm mang đến và bao nhiêu phần là do sự cố gắng rèn luyện kiên trì của họ. Tài năng là hạt mầm cần thiết, nếu bạn đang sở hữu nó hãy cố gắng rèn luyện để đạt được thành công với thứ ‘trời ban’ ấy.

Mỗi đứa trẻ, mỗi con người sinh ra được gắn liền với 3 loại tài năng:

– Tài năng bẩm sinh: những gì chúng ta phát huy hằng ngày, những việc chúng ta cảm thấy mình làm tốt nhất thông qua học tập, làm việc.

– Tài năng tiềm ẩn (tài năng bí mật): chúng ta có thể biến những thứ phức tạp thành đơn giản bằng khả năng thẩm thấu, đúc kết kinh nghiệm từ đó ứng dụng vào cuộc sống.

– Tài năng tối hậu: dùng tài năng bẩm sinh của mình để giúp ích được nhiều người.

ỨNG DỤNG 4 QUY LUẬT TỪ LUẬT NHÂN QUẢ ĐỂ KÍCH HOẠT TÀI NĂNG NHƯ THẾ NÀO?

QUY LUẬT 1: GIEO TÀI NĂNG GẶT TÀI NĂNG

Nếu bạn muốn tìm ra tài năng bẩm sinh hoặc tìm ra đam mê của mình, hãy mang những gì mình đang giỏi nhất trao đến người khác. Bạn không những có thể xác định rõ điều mình giỏi nhất, mà có thể giúp đỡ nhiều người khác cũng đang trên hành trình tìm tài năng và đam mê cho mình.

tài năng
Tài năng chỉ phát huy tối đa và giúp bạn thành công khi bạn biết cách tận dụng và khai phá nó

QUY LUẬT 2: KHI TA DÙNG TÀI NĂNG ĐỂ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC, NHỮNG HẠT GIỐNG SẼ NẢY NỞ MẠNH HƠN

Đừng nghĩ rằng, khi ta giúp đỡ người khác bằng thế mạnh của mình thì người khác sẽ nhờ vả mình nhiều lần, mình sẽ thiệt thòi. Khi mình trao đi điều mình giỏi nhất, mình sẽ còn giỏi hơn, nên chẳng có lý do gì mà không cho đi cả. Dùng tài năng & đam mê của mình cho đi thì sẽ có người khác dùng đam mê của họ để giúp đỡ lại mình vô điều kiện. Nên nhớ, càng thực hành thì càng giỏi hơn.

Về điều này, cha mẹ cũng có thể ứng dụng vào việc dạy con: bình thường cha mẹ thường là người gieo hạt, điều đó vô tình khiến con mình mất đi cơ hội được gieo. Cha mẹ hãy khuyến khích con dạy những kiến thức mà mình học được cho bạn bè, khuyến khích con chia sẻ cho bạn bè những điều mà chúng giỏi nhất đến người khác. Cha mẹ hãy tạo cơ hội cho con được trao đi thì con mới trở thành người gieo hạt. Cha mẹ chỉ nên là người “trợ duyên”, bởi cha mẹ làm hết thì con chẳng còn gì để phát triển.

QUY LUẬT 3: ĐÃ GIEO CHẮC CHẮN SẼ GẶT

Tài năng là thứ không mất đi được, nên chúng ta đừng tính toán, xét nét. Hãy cứ “gieo” cho ông bà, cha mẹ, những người thân xung quanh chúng ta, hoặc có thể là một người chúng ta không quen biết. Khi giúp đỡ người khác bằng tài năng của mình, điều đầu tiên chúng ta đã gặt được một Quả to lớn, đó là niềm vui khi nhìn thấy được hạnh phúc và sự thành công của người khác.

QUY LUẬT 4: NẾU KHÔNG TẬN DỤNG TÀI NĂNG ĐỂ GIÚP ĐỠ THÌ TÀI NĂNG SẼ BỊ THUI CHỘT

Thông thường, chúng ta là người “tiêu dùng” hơn là có ý thức “gieo trồng”, vô tình khiến chúng ta “hao hạt”. Tài năng cũng vậy, nếu không biết “gieo trồng”, tận dụng và thực hành mỗi ngày, nó sẽ trở nên thui chột dần. Về lâu dài, chúng ta không còn giỏi những điều mà trước đây bản thân đã từng xuất sắc nữa.

Tài năng một phần do yếu tố bẩm sinh nhưng lại được hoàn thiện và phát triển thông qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Nếu có tài năng nhưng con người không có ý thức học tập để tiến bộ, phát triển con người cũng chỉ mãi giậm chân tại chỗ, không thể phát huy được tài năng vốn có vào những công việc, mục tiêu cụ thể cũng như việc sở hữu mỏ vàng khổng lồ nhưng không biết cách khai thác. Tài năng không phải là thứ để thể hiện, cũng không phải là thứ để chúng ta “che giấu”. Tài năng phải được tận dụng bằng việc giúp đỡ người khác thì nó mới thực sự đáng quý và có thể duy trì về lâu về dài.