Trở thành nhà lãnh đạo hay quản lý là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai bước lên vị trí lãnh đạo cũng có một hành trình thuận lợi, suôn sẻ. Không ít người phải đối mặt với những áp lực, khó khăn khi đứng đầu một bộ phận, tổ chức, công ty hay doanh nghiệp.
Tố chất lãnh đạo là gì?
Tố chất lãnh đạo đề cập đến phẩm chất cá nhân xác định các nhà lãnh đạo hiệu quả. Lãnh đạo đề cập đến khả năng của một cá nhân hoặc một tổ chức để hướng dẫn các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu. Nó đóng một chức năng quan trọng trong quản lý, vì nó giúp tối đa hóa hiệu quả và đạt được các mục tiêu chiến lược và tổ chức. Các nhà lãnh đạo giúp thúc đẩy người khác, cung cấp hướng dẫn, xây dựng tinh thần, cải thiện môi trường làm việc và khởi xướng hành động.
Những tố chất lãnh đạo mà một người đứng đầu cần có
1. Hướng dẫn mọi người
Khảo sát cho thấy, 73% doanh nghiệp cho rằng hướng dẫn mọi người là tố chất lãnh đạo quan trọng nhất cần có ở nơi làm việc. Để lãnh đạo một cách hiệu quả, bạn cần phải có khả năng chỉ đạo và thúc đẩy đội nhóm.
Bạn nên xác định điểm mạnh của từng cá nhân, trao quyền cho nhân viên và ủy thác trách nhiệm phù hợp. Thúc đẩy môi trường làm việc dễ dàng giao tiếp và tạo cơ hội cho nhân viên thành công là một trong những điều mà mọi doanh nghiệp đều muốn.
2. Biết lắng nghe và thấu hiểu
Lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng hàng đầu của bất cứ ai muốn có được thành công, đặc biệt là những người lãnh đạo. Việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mọi người, đặc biệt là nhân viên cấp dưới sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có được những sáng kiến, ý tưởng mới lạ, đem lại hiệu quả cho công việc chung. Có một nhà quản lý từng nói rằng “Đừng để lãng phí một trong những nguồn tài nguyên giá trị – đó là những ý kiến hay của nhân viên.”
3. Thích nghi với sự thay đổi
Những nhà quản lý giỏi có khả năng thích nghi dễ dàng với những sự thay đổi, các thị trường mới và nhanh chóng hình thành các liên kết với các công ty, khách hàng và cả các đối thủ cạnh tranh. Thành công chỉ có thể đến nếu nhân viên và các tổ chức biết nắm bắt các ý tưởng mới, các cơ hội và cách thức kinh doanh mới. Trong thời buổi kinh tế cạnh tranh với những cơ hội hoặc rủi ro bất ngờ, điều các nhà quản lý cần là sự nhạy bén nắm bắt thời cuộc, ra quyết định thông minh và sẵn sàng chấp nhận thất bại. Điều quan trọng là họ học được gì từ những trải nghiệm đó và tạo nền tảng cho thành công sau này.
4. Đặt ra mục tiêu và kế hoạch làm việc
Một trong những tố chất lãnh đạo quan trọng khác là vạch ra mục tiêu chung, kế hoạch cụ thể và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để nhân viên thực hiện các công việc nhằm đạt được các mục tiêu đã được thống nhất. Từ mục tiêu được đặt ra sẽ giúp cho người quản lý đưa ra những chương trình thực hiện hợp lý và định hướng tư duy, ý tưởng nhằm đưa những bản kế hoạch giấy vào thực tế. Đây được coi là một trong những kỹ năng quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải thường xuyên trau dồi và nỗ lực hết mình.
5. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian kém là gốc rễ của rất nhiều vấn đề trong một công ty. Với tư cách là người lãnh đạo, bạn có trách nhiệm bảo đảm rằng mọi thứ chạy đều như một chiếc đồng hồ. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách kiểm soát thời gian một cách hiệu quả.
Thất bại trong nhiệm vụ này sẽ dẫn đến việc bạn không thể tiếp tục nhiệm vụ khác. Khi nhiều nhiệm vụ không thể đạt hiệu quả cũng như không đáp ứng được thời hạn đặt ra, chắc chắn bạn sẽ bị xem là người không đáng tin cậy.
Hãy lưu ý những điều sau: liệt kê các nhiệm vụ cần phải hoàn thành, thời gian của từng nhiệm vụ, ưu tiên các công việc không thể trì hoãn hoặc tránh bằng bất cứ giá nào. Đưa ra ghi chú hàng ngày và xem công việc của bạn sẽ thuận lợi như thế nào khi sở hữu tố chất lãnh đạo này.
6. Kỹ năng ra quyết định
Một người quản lý giỏi không thể là một người thiếu quyết đoán và lúc nào cũng mong chờ người khác quyết định thay mình. Là người đứng đầu cơ quan, bộ phận, bạn phải luôn sẵn sàng để đưa ra những quyết định khó khăn trong điều kiện áp lực về thời gian và từ cấp trên. Làm thế nào để đưa ra những quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả cho công ty? Đó là câu hỏi khó đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có kiến thức chuyên môn, dự đoán thị trường và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó là ý kiến của chuyên gia, nhân viên cấp dưới để từ đó đem lại quyết định cuối cùng.
Xem thêm bài viết: Cách vận hành hệ thống kinh doanh không bị vỡ nhờ áp dụng triết lý DCI
7. Quản trị xung đột
Các nhà lãnh đạo phải kiểm soát xung đột tại nơi làm việc, đó có thể là một nhiệm vụ “đáng gờm” trong một số ngành công nghiệp. Giải quyết xung đột không chỉ là chọn bên này hoặc bên kia, mà còn là cân nhắc ưu tiên các bên liên quan, giải quyết tình huống một cách hiệu quả và học hỏi kinh nghiệm nói chung.
Quản lý xung đột hiệu quả không chỉ là tố chất lãnh đạo có giá trị, nó là một biện pháp tiết kiệm chi phí. Xung đột có thể dẫn đến tỉ lệ nhân viên nghỉ việc cao, đó là một gánh nặng tài chính cho một doanh nghiệp.
8. Không ngừng học hỏi và nâng cao chuyên môn
Trở thành nhà lãnh đạo không có nghĩa là bạn chấm dứt việc học hành. Theo một cuộc khảo sát thì những người thành công có xu hướng đọc nhiều sách, học hỏi nhiều hơn những người khác. Chính vì vậy, bạn cần nỗ lực không ngừng, tự tích lũy những kiến thức từ thực tế công việc và luôn sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm của những nhà quản lý đi trước để theo kịp những thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh không có chỗ cho cách làm cũ, tư duy cũ.
9. Phân chia công việc hợp lý
Bạn không thể trở thành một người sếp giỏi nếu không có sự hỗ trợ của các nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thụ động trước công việc của họ thì công việc của cả nhóm sẽ trở nên lộn xộn, chồng chéo. Là người đứng đầu, bạn phải biết đâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu của cấp dưới để từ đó có kế hoạch phân chia công việc hợp lý. Điều này đòi hỏi bạn phải đầu tư công sức để thấu hiểu các nhân viên cấp dưới cũng như dành thời gian để huấn luyện và hướng dẫn họ nếu cần.
10. Khen thưởng nhân viên hiệu quả
Thành tích, kết quả công việc của nhà quản lý được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Vì vậy, một nhà lãnh đạo tài giỏi là người biết cách hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Hãy khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt/xuất sắc công việc. Khi họ cảm thấy công sức, nỗ lực của mình được trân trọng và ghi nhận thì có động lực để cố gắng hết mình cho công việc chung. Nhà quản lý có thể dành những lời khen ngợi trực tiếp, món quà hoặc những đặc quyền hợp lý để giúp nhân viên của mình có được sự động viên, khích lệ kịp thời từ công ty.
11. Thách thức hiện trạng
Để thúc đẩy tăng trưởng, các doanh nghiệp phải vượt ra khỏi tình trạng hiện tại. Một nhà lãnh đạo phải suy nghĩ về các mục tiêu của công ty và sử dụng các kỹ năng tư duy phê phán và phản xạ để tìm ra những cách sáng tạo để nâng tầm doanh nghiệp.
Bằng cách phát triển văn hóa công ty thúc đẩy tư duy sáng tạo, một nhà lãnh đạo có thể dựa vào môi trường làm việc của mình để tạo ra cảm hứng, đưa ra các giải pháp mới để cải thiện năng suất và doanh thu. Tạo ra thách thức mới là một tố chất lãnh đạo cơ bản cho những người đứng đầu doanh nghiệp ngày nay.
Để tham gia “câu lạc bộ” của các nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải có tất cả những phẩm chất này nhưng nếu bạn thiếu một số đó, bạn có thể rèn luyện để tạo được dấu ấn trong thế giới lãnh đạo. Những tố chất lãnh đạo không phải nghiễm nhiên mà có được. Đó đều là kết quả của một quá trình phấn đấu, nỗ lực và đam mê với công việc. Hi vọng với khóa học Năng Đoạn Kim Cương cấp độ 8: AUTOMATIC LEADERSHIP – NHÀ LÃNH ĐẠO GIẢ KIM sẽ giúp bạn, nhà quản lý trẻ có được những thành công trên chặng đường sắp tới của mình.