Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là câu chuyện không còn mới nhưng vẫn là vấn đề mà các gia đình Việt đang phải đối mặt. Mâu thuẫn ấy có thể là một trong những yếu tố dẫn đến tan vỡ hôn nhân – gia đình. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu? Nếu rơi vào tình huống này, chúng ta nên giải quyết thế nào? Câu trả lời sẽ được DCI Việt Nam chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Quan niệm lạc hậu
Sự khác biệt giữa hai thế hệ khiến mẹ chồng, nàng dâu có quan niệm hoàn toàn khác nhau. Trước đây, quán xuyến việc nhà, chăm sóc bố mẹ và con cái được xem là nhiệm vụ của người phụ nữ. Trong khi đó, nam giới chỉ cần quan tâm đến công việc và tạo dựng thu nhập cho gia đình.
Tuy nhiên ngày nay, vai trò của phụ nữ đã được khẳng định trong xã hội. Phụ nữ vẫn có thể học tập, làm việc và đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp. Chính vì vậy, việc nhà, chăm sóc con cái và bố mẹ phải được chia đều cho cả hai. Với những người mẹ chồng có quan niệm lạc hậu, việc đàn ông phải tham gia chuyện bếp núc, quét dọn nhà cửa là khó chấp nhận.
Chính điều này đã gây ra mâu thuẫn kéo dài giữa mẹ chồng và nàng dâu. Nếu người chồng không có trách nhiệm và cho rằng việc nhà, việc chăm sóc con cái là của người vợ, mâu thuẫn vợ chồng là điều không thể tránh khỏi. Bản thân người phụ nữ độc lập về tài chính khó có thể nhường nhịn và chịu đựng những bất công trong cuộc sống. Vì vậy nếu mâu thuẫn không được giải quyết, chuyện đổ vỡ là điều tất yếu.
2. Mẹ chồng không hài lòng về con dâu
Mẹ chồng luôn muốn tìm cho con trai một người vợ hiền lành, đảm đang và giỏi quán xuyến việc nhà. Nếu con trai lấy người vợ không đáp ứng được những tiêu chuẩn trên, mẹ chồng thường có thái độ khó chịu và luôn chú ý đến những thiếu sót của con dâu.
Trên thực tế, ngay cả khi người con dâu có nhiều điểm mạnh như giỏi giang, thu nhập ổn, tháo vát,… mẹ chồng vẫn luôn tìm được những điểm chưa hoàn thiện để phàn nàn, chỉ trích. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp con dâu thật sự có quá nhiều khuyết điểm, cách cư xử thiếu thấu đáo khiến mẹ chồng không hài lòng.
Xem thêm bài viết: 7 bí quyết “vàng” để mẹ chồng và nàng dâu luôn hòa hợp
3. Hoàn cảnh gia đình không tương xứng
Mặc dù quan điểm sống của xã hội đã trở nên thoáng hơn nhưng việc “môn đăng hộ đối” vẫn rất được quan tâm khi kết hôn. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu có thể nảy sinh do hoàn cảnh của hai gia đình không tương xứng. Thường gặp nhất là gia đình của con dâu không khá giả, thiếu thốn và mẹ chồng có suy nghĩ con dâu lấy con trai của mình vì tiền bạc.
Ngoài ra, gia đình con dâu quá giàu có cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Ở trường hợp này, mẹ chồng có thể cho rằng con dâu thiếu sự tôn trọng với nhà chồng, không quán xuyến việc nhà do được gia đình nuông chiều quá mức. Dù thời đại có thay đổi, sự chênh lệch về hoàn cảnh của hai gia đình cũng đều là nguồn cơn của mâu thuẫn nếu mẹ chồng, nàng dâu không thật sự thấu hiểu nhau.
4. Mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống vợ chồng
Nguyên nhân thường gặp dẫn đến mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu là do mẹ chồng can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con cái. Thực tế, không ít mẹ chồng đưa ra quyết định thay con cái về nhiều vấn đề như kế hoạch lễ cưới, trang trí phòng tân hôn, thời điểm sinh con, quản lý tài chính,… Tuy nhiên ngày nay, các cặp đôi thường muốn sống một cách độc lập và tự đưa ra quyết định thay vì sống theo sự sắp đặt của gia đình.
Việc can thiệp quá sâu vào cuộc sống vợ chồng khiến mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu dần nhen nhóm và có thể đẩy lên cao trào nếu cả hai vợ chồng không thống nhất về cách giải quyết. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều nàng dâu ngại sống chung với gia đình chồng và muốn ở riêng ngay sau khi kết hôn.
5. Khác biệt về cách nuôi dạy trẻ nhỏ
Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu cũng có thể bắt nguồn từ quan điểm khác biệt về cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ nhỏ. Mẹ chồng thường nuôi dạy con cái dựa trên kinh nghiệm và quan niệm dân gian. Tuy nhiên trên thực tế, một số quan niệm dân gian hoàn toàn không phù hợp với thời đại. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Với sự hỗ trợ của sách vở và chuyên gia, nàng dâu luôn muốn chăm sóc con theo cách của bản thân. Nếu mẹ chồng can thiệp quá sâu, mâu thuẫn và tranh cãi là điều không thể tránh khỏi.
Nhiều mẹ chồng cho rằng, bà đã có kinh nghiệm sinh con và nuôi dạy con khỏe mạnh, thành đạt trong khi con dâu mới lần đầu làm mẹ để áp đặt phải nuôi dạy trẻ theo những quan niệm lạc hậu. Trong trường hợp không thống nhất được cách nuôi dạy và chăm sóc trẻ, mẹ chồng và nàng dâu khó có thể duy trì được sự hòa thuận như trước.
Hơn nữa ở giai đoạn sau khi sinh, bản thân nàng dâu trở nên nhạy cảm hơn. Nếu thường xuyên bị mẹ chồng chì chiết, phàn nàn và không nhận được sự quan tâm từ chồng, nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm sau sinh, rối loạn lo âu, stress, suy nhược cơ thể,… là rất cao.
6. Do cách cư xử của người chồng
Mặc dù là mâu thuẫn xảy ra giữa mẹ chồng và nàng dâu nhưng cách cư xử của người chồng cũng có thể nguồn cơn của mâu thuẫn, tranh cãi. Người chồng có vai trò là cầu nối giúp mẹ và con dâu trở nên thấu hiểu và gắn kết hơn. Nếu có cách cư xử khéo léo, mọi mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu hoàn toàn có thể hóa giải.
Ngược lại, nếu người chồng có cách cư xử thiếu thấu đáo, mâu thuẫn có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, người chồng buộc phải lựa chọn giữa mẹ và vợ. Thực tế, đa phần những người đàn ông thiếu trách nhiệm với gia đình, không biết chia sẻ việc nhà với vợ, quá nghe lời mẹ,… đều phải đối mặt với mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân và khiến vấn đề giữa mẹ chồng – nàng dâu bị đẩy lên cao trào.
Trong khi, người đàn ông biết chia sẻ, lắng nghe và tinh tế sẽ giúp cả mẹ và vợ trở nên thấu hiểu, biết cách nhường nhịn và hoàn thiện mình để giữ sự êm ấm, hòa thuận trong gia đình.
7. Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu có thể nhắc đến là cả 2 đều chưa hiểu rõ nguồn gốc cốt lõi của những vấn đề xảy ra. Vì thế cần phải có trao đổi, trò chuyện mới có sự thấu hiểu nhau, khi đã có sự thông cảm thì mọi vấn đề có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng. Đừng vội đổ lỗi cho ai cả mà hãy xem xét lại bản thân mình rằng cư xử với mẹ chồng, cư xử với con dâu như vậy đã hợp lý chưa, chỉ có như thế mới có thể thắt chặt tình cảm mẹ con. Chẳng phải bạn cũng thường xuyên nói chuyện với mẹ đẻ về công việc của mình đấy ư? Vậy tại sao không thường xuyên nói chuyện với mẹ chồng?
Nếu mẹ chồng biết được tâm tư của nàng dâu, nỗi lo của nàng dâu, bà sẽ thông cảm hơn, quan tâm hơn và có nhiều sự giúp đỡ hơn, để gia đình con trai được đầm ấm hơn. Giả thiết mẹ chồng không biết tình trạng làm việc của con dâu, chỉ thấy con dâu vẻ mặt đăm chiêu, buồn rầu, không khỏi sinh lòng nghi kỵ hiểu nhầm, sự nghi kỵ này có thể sâu sắc dần lên theo bước đi im ắng của thời gian, đến nỗi không xoá bỏ được nữa.
>> Nếu bạn đang ở trong “cuộc chiến ngàn cân treo sợi tóc” giữa mẹ chồng & nàng dâu, không khí trong nhà lúc nào cũng ngột ngạt, trong không ấm ngoài không êm và bạn đang muốn có cách nào đó cứu rỗi mối quan hệ này thì hãy tham khảo ngay chương trình Năng Đoạn Kim Cương cấp độ 4&5: BÍ MẬT ĐỂ TÌM KIẾM VÀ GÌN GIỮ NHỮNG MỐI QUAN HỆ TUYỆT VỜI. Đây là chương trình sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu một cách thuận hòa dựa trên những tri thức được đúc kết hàng ngàn năm. Ngoài ra, bạn sẽ được cung cấp bộ công cụ quý giá để cải thiện mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, gắn kết tình cảm gia đình để khi nhắc đến mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu bạn không còn phải e dè nữa!
Đăng ký ngay TẠI ĐÂY!