‘Biết đủ’ là một loại cảnh giới. Người biết đủ sẽ luôn mỉm cười đối mặt với cuộc sống. Trong mắt của người biết đủ sẽ không có điều gì là không thể giải quyết được trên thế gian này.
Bạn bè
“Giàu vì bạn”, câu nói đó đã phần nào khắc họa lên được tầm quan trọng của bạn bè đối trong cuộc sống của chúng ta. Trong một mối quan hệ bạn bè dài lâu, sự chân thành luôn là điều quan trọng nhất, là tiền đề cho một tình bạn mãi dài lâu. Chữ tín, chữ nghĩa là niềm tin để chúng ta xây chắc hơn thành tường tình bạn vốn có ấy.
Trong mối quan hệ ấy, bạn phải luôn khắc cốt một điều rằng “1 lạng chân thành thắng cả 1 tấn khôn lỏi”. Bạn đừng nghĩ mình hơn được ai ở trên đời này, nếu bạn dùng sự giả dối để đối xử với bạn bè, thì bạn sẽ chỉ gặt được sự cô quạnh đến hết cuộc đời. Nhưng nếu bạn có một tấm lòng rộng mở thì trong mọi khó khăn bạn sẽ luôn có những chiến hữu ở bên cạnh.
Thế giới rộng lớn và phức tạp, vì thế mà sự chân thành chính là thứ khó tìm nhất, chân thành đem lại sự tín nhiệm, khiến người khác cảm động, ấm lòng, thoải mái.
Trong cuộc sống hằng ngày, người sống chân thành luôn được người khác yêu mến, chào đón. Trái lại, những người khôn vặt, chỉ thích nói lời hay nhưng không làm việc tốt sớm muộn cũng làm mất niềm tin của những người xung quanh.
Xem thêm bài viết: 3 nguyên tắc để có cuộc sống hạnh phúc hơn
Gia đình
Gia đình luôn là nơi bình yên nhất để ta tìm về, là cánh cửa yên ấm che chở ta trong những lúc bão giông ở ngoài kia. Ấy vậy mà ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ họ vẫn chưa thể nhận thức hết được tầm quan trọng của gia đình. Đối với họ thế giới rộng lớn ngoài kia hiện tại mới là nơi họ cần, đó mới là gia đình mà họ kiếm tìm bấy lâu, họ vô tư thoải mái nhất với người ngoài. Nhưng lại cực kì khắt khe với sự quan tâm đến từ gia đình.
Có thể gia đình của bạn không được giàu có như người ta, gia đình đó cũng không mang lại cho bạn được quá nhiều của cải vật chất. Nhưng hơn hết ở đó là sự thiêng liên, sự trân quý đến vô bờ mà gia đình dành cho chúng ta dẫu không hề có chút điều kiện nào, vậy nên đừng ai có ý định so sánh giữa nhà mình với nhà khác làm gì. Nếu cứ mãi sống trong tư tưởng như thế thì thử hỏi bạn có được bao nhiêu giây phúc hạnh phúc thực sự với ngôi nhà đã và đang nuôi nấng bạn từng ngày.
Cổ nhân đã từng nói: Tề gia trị quốc bình thiên hạ. Gia đình là nền tảng cơ bản cho sự nghiệp của một người, hiếu thuận với người sinh thành, tôn trọng vợ mới có thể có một hậu phương vững chắc, ổn định.
Tiền bạc
Tiền luôn là động lực, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng ta. Nhưng hãy nhớ tiền không phải là tất cả. Ham làm giàu là điều vô cùng tốt, không ai có thể phủ nhận. Nhưng ham tiền bạc, ham giàu sang đến mức bận rộn mà “đánh rơi” mất cả người thân, gia đình, sức khỏe, tình yêu….Để rồi khi bạn có trong tay số tiền mà bạn muốn ấy thì quay lại có ai còn đang ở bên cạnh bạn không?
Đáng sợ hơn hết, là khi chúng ta tự biến mình thành nô lệ của đồng tiền, đến lúc đó dù bạn có cố thoát ra bằng cách nào đi chăng nữa cũng chẳng thể. Danh vọng hư vô ngay trước mắt, là họa hay là phúc do tự bản thân mà ra. Dành cả thanh xuân, cả tuổi trẻ để theo đuổi tiền tài danh vọng thì cái giá mà bản thân phải trả đó chính là sự bất bình yên ở trong chính tâm hồn mình.
Bởi tiền là những dãy số luôn bất biến, càng kiếm càng thấy thiếu. “Đủ” sẽ chẳng bao giờ là điểm dừng khi không có một định nghĩa nào nói cho ta biết rằng hiện tại ta đã đủ. Vì vậy hãy cứ để mọi chuyện thuận theo tự nhiên, luôn biết đủ là vui với những gì mình có thì sẽ an yên đến nhường nào.
Xem thêm: Bí Quyết Giúp Mọi Người Sống Lâu Và Hạnh Phúc
Sự nghiệp
Hãy luôn cố gắng hết mình để kiếm tìm được một vị trí xứng đáng trong sự nghiệp công việc mà bản thân mình đã chọn. Hầu như, ở độ chính của sự ngiệp của một người thường rơi ở vào độ tuổi từ 35 – 45. Trong suốt quãng thời gian tuổi trẻ ấy họ đã hết mình cố gắng, hết mình phấn đấu để đạt được ra mục đích công việc mà bản thân đề ra.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được thành công trên con đường sự nghiệp mình đã chọn, có những cá nhân dù cho họ đã nỗ lực hết mình, đã phấn đấu nhiều năm nhưng vì một lí do nào đó họ chỉ ở mức nào đó thôi. Vậy thì hãy cứ vui vẻ mà bằng lòng với điều ấy.
Đôi khi, làm việc không phải vì mục tiêu cao nhất là trở thành “ông nọ, bà kia”, mà nhiều khi đơn giản làm việc là cách để bản thân tu tâm dưỡng tính, để thấy mình đang dần hoàn thiện hơn nhờ công việc hiện tại mang lại.
Cảm xúc
Khi giận dữ, con người sẽ trở nên mất lý trí. Lúc đó, bản thân ta không còn là chính mình nữa, đây cũng chính là lúc mà bản thân dễ bị điều khiển và sai khiến nhất.
Hãy học cách khống chế cảm xúc của bản thân, hãy bình thản với mọi việc có thể gây ảnh hưởng xấu tới mình. Học cách ” không nhìn – không nghe- không thấy” với những câu chuyện tiêu cực, học cách chuyển hóa cơn giận dữ nhất thời của bản thân thành một nụ cười tươi tắn, đó chính là biểu hiện của sự thông minh. Bởi tâm rộng là phúc khí, tâm hẹp chính là tai họa.
Lòng người cần phải hướng tới những điều rộng lượng, tích cực và tốt đẹp, không nên tính toán chi ly, để bụng những chuyện vặt vãnh. Đừng dồn nén bực tức trong lòng mà hãy hóa giải nó, dần dần, chúng ta sẽ hình thành cho mình một khí chất riêng, từ tốn, nhẹ nhàng.
Sống trên đời người biết đủ là người hạnh phúc
“Biết đủ” khiến con người bình tĩnh hơn, an tường, lạc quan và siêu thoát hơn. Ngược lại, không biết đủ sẽ khiến con người rối loạn. Người biết đủ sẽ phân biệt được rõ điều gì nên làm thì làm, điều gì không nên làm thì dừng lại. Sự khác biệt giữa họ chính là hạn độ. Hạn độ chính là sự đúng mực, là trí tuệ, là một loại trình độ. Người biết đủ luôn có một hạn độ nên họ không dễ phạm phải lỗi lầm và đánh mất lương tâm.
“Biết đủ” là một loại cảnh giới. Người biết đủ sẽ luôn mỉm cười đối mặt với cuộc sống. Trong mắt của người biết đủ sẽ không có điều gì là không thể giải quyết được trên thế gian này. Bởi vì họ sẽ luôn vì chính bản thân mình mà tìm kiếm một cách giải quyết phù hợp nhất, tốt đẹp nhất.
“Biết đủ” là một loại rộng lượng. Lòng dạ rộng lượng có thể dung nạp được thiên hạ, cho nên trong mắt người biết đủ, mọi sự tranh giành và đòi hỏi quá mức sẽ là không cần thiết. Cũng chính bởi vì thế mà tâm lý của người biết đủ luôn có sự cân bằng, họ luôn thấy thỏa mãn và giàu có.
“Biết đủ” còn là một loại khoan dung. Khoan dung đối với người khác, khoan dung đối với xã hội, khoan dung chính mình, như vậy mới có được một không gian sinh tồn bao la và rộng lớn. Chính vì thế mà cổ nhân mới luôn dạy: “Thấy đủ thường vui!”
>> Vì vậy sống trên đời người biết đủ là hạnh phúc!