Khi một đội nhóm gặp thất bại, tất cả các thành viên trong nhóm có phải chịu trách nhiệm không? Hay trách nhiệm thuộc về người lãnh đạo?
Cristiano Ronaldo là một trong những ngôi sao bóng đá xuất sắc nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, khi đội bóng của anh (Real Madrid) có màn trình diễn đáng thất vọng trong mùa giải 2015/16, anh đã có một câu nói rất nổi tiếng trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Nếu những người khác đều cùng đẳng cấp với tôi thì có lẽ chúng tôi sẽ đứng đầu bảng.”
Nhận ra rằng lời phát biểu này có vẻ hơi kiêu ngạo, anh ấy sau đó đã giải thích rằng mình không có ý đổ lỗi cho các đồng đội.
Ngay cả khi Ronaldo không dự định đổ lỗi cho các đồng đội của mình thì nhiều người, trong đó bao gồm cả những lãnh đạo đội bóng lại có suy nghĩ như vậy và họ cho rằng chính các thành viên của đội phải chịu trách nhiệm về thất bại này. Nhưng thực sự có đúng như vậy?
Xem thêm: Lãnh Đạo Từ Bi – Triết Lý Những Doanh Nhân Thành Công
Và đây là một ví dụ khác. Lần này là về thế giới bóng rổ. Câu lạc bộ Los Angeles Lakers đã vô địch NBA ba lần liên tiếp từ năm 2000-2002, nhưng thành công của họ mờ dần sau đó. Lý do là vì sao? Vậy là, nó tất nhiên không phải là vì họ thiếu những cầu thủ và huấn luyện viên tài năng. Thay vào đó, sự thật là vì họ đã chịu sự lãnh đạo quá kém dẫn đến việc các cầu thủ trở nên thất vọng và mâu thuẫn.
Nhưng có thật sự đúng là do lãnh đạo bất tài, hay do sự hòa hợp bị mất đi trong một tập thể dẫn đến sự thất bại?
Để tôi trả lời cho bạn – Có rất nhiều lí do phổ biến lý giải vì sao một đội nhóm thất bại.
– Thiếu một mục đích hoặc mục tiêu rõ ràng
– Thiếu đường lối và sự hướng dẫn rõ ràng
– Thiếu việc lên kế hoạch
– Thiếu sự khuyến khích
Vì vậy, điều gì sẽ xảy đến cho một đội nhóm mà theo sau là một hay nhiều hơn trong số bốn điều tiêu cực nêu trên?
Điều đầu tiên xảy ra đó là tiêu chuẩn chất lượng luôn thấp sẽ được nhóm tạo ra. Cũng sẽ có một môi trường nuôi dưỡng những thành viên làm biếng và thụ động trong đội nhóm. (Nói cách khác, những thành viên trong nhóm không có bất kỳ nỗ lực nào để cải thiện chính mình hoặc nhóm). Nhóm cũng sẽ có khả năng chối bỏ trách nhiệm của mình. Ví dụ, nếu họ thể hiện hiệu suất kém – hay thậm chí là mắc lỗi – họ sẽ tìm kiếm lý do để bào chữa. Một nhóm chỉ có thể mang lại hiệu suất đặc biệt nếu lãnh đạo của họ đảm bảo họ làm việc hòa hợp với nhau hướng tới một mục tiêu tập trung và với tiêu chuẩn hiệu suất ngày càng cao.
Vậy làm thế nào để khiến đội nhóm của mình phát huy hết khả năng của họ?
1. Thiết lập phương hướng và mục tiêu rõ ràng
Đừng chỉ giới thiệu những mục tiêu dài hạn mà dường như quá xa để nhóm có thể hình dung ra những kết quả cuối cùng. Thay vào đó, hãy có những mục tiêu trước mắt và ngắn hạn để có thể đạt được, từng bước trước khi đạt được những mục tiêu chính. Khi những bước nhỏ này được cộng vào, nhóm sẽ thấy họ đạt được một số điều tuyệt vời!
2. Đảm bảo rằng đội nhóm biết những gì được mong đợi từ họ
Một người lãnh đạo đội nhóm phải đảm bảo rằng những thành viên trong nhóm không bị rơi vào hiệu suất không đạt tiêu chuẩn và bắt đầu biến việc này thành tiêu chuẩn mới của họ. Để tránh điều này, người lãnh đạo nhóm sẽ cần phải làm rõ rằng sẽ có những hậu quả cho những thành viên không đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết.
Điều này không có nghĩa là người lãnh đạo nhóm nên hành động như một kẻ độc tài. Như tôi đã đề cập ở trên, phong cách quản lý này sẽ giết chết động lực của các thành viên trong nhóm. Thay vào đó, thông qua việc đánh giá hiệu suất và những mục tiêu cụ thể, một người lãnh đạo nhóm có thể làm việc cùng với nhóm của mình để đảm bảo họ luôn đi đúng hướng. Những thành viên trong nhóm mà không đủ trình độ, rất có thể sẽ cần đào tạo và khuyến khích nhiều hơn. Tất nhiên, nếu điều này thất bại, thì có lẽ đã đến lúc người lãnh đạo nhóm phải đề nghị thành viên trong nhóm rằng họ có thể tốt hơn ở vai trò khác, nhóm – hoặc công ty!
Xem thêm: 8 sai lầm nhà lãnh đạo nên tránh trong quản trị nguồn nhân lực
3. Người lãnh đạo nhóm phải luôn phấn đấu để cải thiện
Những nhóm năng động và thành công phải liên tục xem lại hiệu suất của họ để giúp xác định điểm yếu – và để tìm ra cách khắc phục chúng. Họ cũng phải tìm ra những điểm mạnh của mình nâng cao – phát huy và tận dụng tốt nhất chúng.
Rõ ràng rằng một người lãnh đạo phải dẫn đường với những đánh giá hiệu suất ở trên.
Hãy tưởng tượng một giám đốc điều hành đầy tham vọng của một công ty khởi nghiệp công nghệ. Họ có tầm nhìn tuyệt vời và những mục tiêu lớn, ấn tượng. Tuy nhiên, họ thiếu một đặc điểm lãnh đạo then chốt: họ không biết làm thế nào để giúp cho những nhóm trong công ty có thể liên tục cải thiện. Một sự thất bại về lãnh đạo như thế này có thể giết chết sự thành công của một công ty. May mắn thay, ngay cả khi giám đốc điều hành không thể dẫn dắt các nhóm theo cách này, một người lãnh đạo nhóm mạnh mẽ có thể được đưa vào để giám sát công việc và hiệu suất của các nhóm trong công ty.
4. Dẫn đường
Những nhóm tuyệt vời luôn luôn có những người lãnh đạo tuyệt vời. Và một người lãnh đạo tuyệt vời sẽ hiểu rằng việc thừa nhận thất bại và quyền làm chủ các vấn đề là chìa khóa cho một nhóm chiến thắng. Họ sẽ không đổ lỗi cho các thành viên trong nhóm vì thất bại – mà thay vào đó sẽ luôn luôn tin rằng trách nhiệm thuộc về họ.
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo mà vẫn còn đang băn khoăn về việc quay trở lại với con đường thành công trong việc dẫn dắt đội nhóm của mình thì chương trình học Năng Đoạn Kim Cương cấp độ 8: AUTOMATIC LEADERSHIP – LÃNH ĐẠO TỰ ĐỘNG sẽ là chìa khóa giúp biến đổi bạn trở thành người lãnh đạo tuyệt vời mà đội nhóm hằng mong mỏi. Chương trình học này sẽ giúp bạn tìm thấy SỨ MỆNH, ĐÍCH ĐẾN của mình và chỉ bạn cách trở thành con tàu lãnh đạo đủ TÂM – TẦM – TÀI.
- Xem thêm thông tin khóa học tại link: https://dci.edu.vn/level8