Đây là câu chuyện “Hành trình Gieo hạt Thiện lành” của chị Nguyễn Thị Huyền – CEO VINASAMEX. Chị là một nữ doanh nhân đưa quế, hồi Việt Nam ra thế giới: Từ khoản lỗ hàng năm 3-4 tỷ đồng khi khởi nghiệp đến thành công khi mang lại sinh kế cho phụ nữ vùng cao.
Bản thân chị Huyền trước đây chị đã từng có suy nghĩ rằng:
– Tiền đến từ sự chăm chỉ, cứ miệt mài làm việc thì sẽ có nhiều tiền
– Thành công là dựa trên sự cạnh tranh, tranh đua lẫn nhau
– Muốn công việc thuận lợi, hiệu quả cao thì Sếp cần phải tạo áp lực cho nhân viên làm việc tối đa công suất
– Khi nhân viên làm việc không hiệu quả thì Sếp có quyền la mắng hoặc phê bình họ một cách thậm tệ để cho họ thấy cái sai
– Thành công có thể đi một mình mà không cần bất cứ ai bên cạnh
Chị đã nhận được gì khi có thế giới quan như vậy?
> Thứ nhất, chị ấy đã rơi vào trạng thái MẤT KẾT NỐI VỚI CHÍNH MÌNH và các MỐI QUAN HỆ xung quanh KHÔNG ĐƯỢC TỐT. Điều này đã khiến chị luôn cảm thấy CÔ ĐƠN, luôn cô độc một mình, không có ai bên cạnh để bầu bạn hay tâm sự.
> Thứ hai, mặc dù luôn gồng mình để làm việc chăm chỉ, chưa từng từ bỏ dù chỉ một phút giây nào nhưng CÔNG VIỆC & TÀI CHÍNH KHÔNG ĐƯỢC TỐT. Cứ như vậy, chị dần dần bị áp lực và stress.
> Thứ ba, thiếu đi tính sáng tạo và không tìm được định hướng, lối đi riêng cho chính doanh nghiệp của mình. Và có lúc chị cảm thất bất lực, chán nản và muốn bỏ cuộc.
Liệu đã có bí quyết nào giúp chị Huyền thay đổi cuộc đời?
> Thật may mắn, vào những lúc gặp biến cố của cuộc đời, chị Huyền đã tìm đến DCI Việt Nam và Quy luật Gieo hạt. Sau khi tham gia khóa học Năng Đoạn Kim Cương cấp độ 1, chị đã hiểu và thấm, biết mình nên bắt đầu từ đâu, hành động như thế nào.
Chị ấy đã chọn “nội tạng” doanh nghiệp mình, chính là các bạn nhân viên để gieo trồng hạt giống. Thay vì chỉ giao việc cho họ thì chị Huyền luôn sẵn lòng đồng hành hướng dẫn đội nhóm để họ đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, chị luôn ghi nhận, động viên và khích lệ, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển bản thân, kết nối với nhau.
Sau khi kinh doanh có lợi nhuận, chị Huyền luôn nghĩ rằng cần phải chia sẻ cho đối tác của mình (đối tác chính là những hộ dân). Chị muốn kết nối sâu hơn với họ và hiện tại chị đang ký hợp đồng với hơn 3000 hộ nông dân, trong đó có đến 90% là dân tộc thiểu số. Những sản phẩm bán ra chị sẽ gây quỹ để phát triển cho cộng đồng dân tộc vùng cao.
Song song đó, chị Huyền cũng tập trung vào SỨ MỆNH ĐÓNG GÓP CHO XÃ HỘI. Vì theo chị nghĩ, chỉ có con đường ấy mới đưa doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Chị đã xác định phát triển những thế mạnh của sản phẩm bản địa để có thể đồng hành cùng chính quyền địa phương trong việc xóa đói giảm nghèo cho dân tộc miền núi.
Khi kinh doanh với một cách khác như vậy và có được thế giới quan đúng đắn, chị cảm thấy bình an và hạnh phúc vô cùng.
Theo chị nói, tự do tài chính không phải là cái đích cuối cùng mà chúng ta hướng đến mà đích cuối cùng của con người là tìm được sự bình an. Mà để có bình an thì mình phải biết cho đi để giúp đỡ người khác. Đó là giá trị không thể nào đong đếm được bằng tiền mà chị ấy đã nhận được và biết ơn vô tận.
Bên cạnh đó chúng ta hãy biết cho đi và phụng sự. Chỉ khi chúng ta làm vì một ai đó, vì một nhóm đối tượng nào đó thì đấy mới là lí do đủ mạnh để ta kiên định với sự lựa chọn của mình. Khi bạn thấy ngoài kia có bao nhiêu con người đang đi theo bạn, muốn bạn tạo ra giá trị, chỉ cần nhìn vào đó thôi bạn cũng đã tràn đầy động lực.
Xin cảm ơn những chia sẻ của chị Huyền, DCI Việt Nam chúc chị thật nhiều sức khỏe và biết ơn chị đã lan tỏa những điều tốt đẹp, sự tử tế, sự tích cực đến mọi người xung quanh!