Cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, đau khổ bất hạnh có thể ập tới bất cứ lúc nào, cùng với đó là những cảm xúc tiêu cực như muốn kéo chúng ta chìm vào bóng tối vô tận. Điều quan trọng, bạn hãy học cách dám đối mặt, chấp nhận với những cảm xúc tiêu cực đó, nhưng đừng mãi chìm đắm và trở thành nô lệ của những cảm xúc tiêu cực. Như Thầy Michael Roach từng nói: “Cảm xúc tiêu cực khi lưu tồn trong tâm thức dù nhanh hay lâu cũng tác động đến tư tưởng, khiến bản thân không thể suy nghĩ và làm việc thông suốt”.
CẢM XÚC TIÊU CỰC LÀ GÌ? TẠI SAO CẦN PHẢI LOẠI BỎ CẢM XÚC TIÊU CỰC?
Cảm xúc tiêu cực là một phần của cuộc sống bên cạnh cảm xúc tích cực. Hiểu một cách nôm na cảm xúc tiêu cực là tất cả những cảm xúc gây ra cảm giác không dễ chịu, buồn bã, đau khổ,… dẫn đến giảm lòng tự trọng và sự tự tin.
Cảm xúc tiêu cực có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi, thậm chí trầm cảm
So với cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực đa dạng hơn về hình thái và cách biểu hiện. Tuy nhiên, những dạng cảm xúc tiêu cực không phải lúc nào cũng gây ra ảnh hưởng xấu đến cuộc sống. Thực tế, dạng cảm xúc này rất cần cho cuộc sống cho mỗi người với nhiệm vụ là mang đến trải nghiệm đa dạng, tạo động lực và giúp mỗi người ý thức hơn về bản thân.
Dù vậy, cảm xúc tiêu cực chỉ nên xảy ra trong thời gian ngắn với mức độ vừa phải. Nếu phải đối mặt với những dạng cảm xúc này trong một thời gian dài, cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, cá nhân mỗi người cần biết cách kiểm soát và tiết chế cảm xúc để trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.
LOẠI BỎ CẢM XÚC TIÊU CỰC ĐỂ CUỘC SỐNG “DỄ THỞ” HƠN
Tại chính thời điểm mà bạn cảm thấy bế tắc nhất, hãy học cách đối mặt với bản thân và kiểm soát 5 loại cảm xúc tiêu cực này:
1. Sư hậm hực
Sự hậm hực ức chế có thể có thể khiến chúng ta bị stress, cũng có thể là một loại tín hiệu nhắc nhở chúng ta đang có vấn đề cần xử lý.
Hậm hực là khi chúng ta không hài lòng với vấn đề nào đó và trở nên bực tức, khó chịu trong lòng mà không thể nói ra, không thể làm gì được. Nhưng nếu chúng ta phớt lờ vấn đề của mình quá lâu, chúng sẽ dần biến chuyển xấu, làm việc gì cũng không hiệu quả, từ đó trở thành nhân tố tiềm ẩn hình thành bệnh trầm cảm. Ở thời điểm đó, chúng ta không thể tự điều chỉnh được nữa.
Cho dù đó là vấn đề gì, điều chúng ta phải làm được chính là thẳng thắn đối mặt. Hãy nói ra hết những gì bạn không hài lòng, và thẳng thắn giải quyết một lần, để hạn chế sự hậm hực
2. Cảm xúc lo lắng
Sống trên đời này, không ai mà không mang trong mình ít nhiều trăn trở, có chăng là ít hay nhiều mà thôi. Chúng ta luôn phải sống trong vô số điều kiện hiểm nguy, từ thiên tai, cho tới bệnh tật, rồi biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tiền bạc, vật chất,…Đừng để sự lo âu “mọc rễ” trong lòng, bởi vì nó sẽ khiến bạn già đi rất nhanh!
Hãy loại bỏ 5 cảm xúc tiêu cực đê cuộc sống dễ thở hơn
Thay vào đó, để đối với những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, nguyên tắc xử lý chung chính là: Thẳng thắn thừa nhận, tìm ra nguyên nhân, đưa phương án giải quyết. Chúng ta không việc gì phải nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực này. Hãy nhớ rằng, đối tượng cần xử lý không phải “cảm xúc lo lắng”, mà là “vấn đề nguyên nhân”.
3. Thù hận, oán giận
Mỗi ngày, khi đối mặt với các khía cạnh cuộc sống, hầu hết chúng ta oán giận và than vãn ít nhất 5 lần/ngày, có những người thậm chí phàn nàn bức xúc luôn miệng từ sáng tới tối.
Phải biết rằng, oán giận, phàn nàn quá nhiều sẽ khiến chúng ta trở nên tính toán chi ly, không thể hiện được hết năng lực của mình. Những người bị kiểm soát bởi cảm xúc sẽ không còn đủ tinh thần để thực sự tập trung vào mục tiêu chính đáng của bản thân.
4. Ghen tị. đố kị
Sự đố kỵ, hay nói cách khác là lòng ghen ghét, ganh tị khi thấy người khác có những thứ mà mình không có. Sự đố kỵ có mặt ở khắp mọi nơi, dù ở trong môi trường nào, và bất kỳ ai cũng có thể là mục tiêu của nó. Vì đố kỵ là một căn bệnh, nên nó cũng mang lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Sự đố kỵ chồng chất trong một thời gian dài dễ dẫn đến sa sút tinh thần, thậm chí tổn hại cơ thể.
Có thể thấy rằng, tâm lý ganh tị có thể khống chế khiến người ta tự đẩy mình vào nghịch cảnh. Ngược lại, nếu biết kiểm soát chính mình, chúng ta lại có thể coi đây là một dấu hiệu để nhắc nhở những phương diện chưa đủ ưu tú của bản thân. Chỉ khi nào chúng ta có thể bình thản đối mặt với việc mình thua kém đối thủ, thì mới có thể dồn hết sức học tập, rèn luyện, phát triển tiến bộ hơn.
Nếu sinh ra tâm lý ganh tỵ, hãy dùng nó để kích thích bản thân nỗ lực chứ đừng dùng nó để cản trở nỗ lực của đối phương.
5. Tâm lý hối hận
Sau mỗi quyết định sai lầm, tâm lý hối hận nảy sinh trong muộn màng vì ở đời không tồn tại hai chữ “giá như”. Tuy nhiên, sau những tổn thất đã xuất hiện, nếu kịp thời đền bù và thay đổi, chúng ta vẫn có thể hạn chế được những tổn thất ngày một nghiêm trọng hơn.
Phải biết rằng, hối hận cũng có giá trị riêng nếu biết cách kiểm soát. Hãy tận dụng sự hối hận để thay đổi tương lai chứ đừng chỉ tập trung vào quá khứ. Sai lầm không đáng sợ bằng việc chúng ta biết mình đã sai nhưng không biết cách hối cải và tìm cách thay đổi.
Mỗi một loại cảm xúc đều là kết quả của hành vi, chúng có thể trở thành vật cản kìm nén, cũng có thể trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực trong mỗi con người. Điều quan trọng mà ta phải làm mỗi ngày là học cách tự chữa lành vết thương, kiểm soát tâm lý và không bị nuốt chửng bởi cảm xúc của chính mình.
Bạn thân mến, nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực trong tâm trí, hay đơn giản là đang cảm thấy mệt mỏi & bế tắc trong cuộc sống, hãy bắt đầu từ chương trình Năng Đoạn Kim Cương cấp độ 1: OXYGEN MONEY – THÀNH CÔNG BÊN TRONG, THÀNH CÔNG BÊN NGOÀI. Đây là chương trình giúp bạn nhận ra nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề xảy ra xung quanh mình. Từ đó, giúp bạn đạt được 5 mục tiêu lớn trong cuộc đời (Tài chính, Sức khỏe, Mối quan hệ, Sự bình an, Đóng góp cho xã hội) một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua phương pháp “GIEO HẠT”. Bạn hãy đăng ký tại đây.