Có rất nhiều yếu tố quyết định nên sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, một trong số đó chính là việc xây dựng hệ thống kinh doanh. Chỉ khi hệ thống kinh doanh hoạt động chặt chẽ thì doanh nghiệp mới vận hành và phát triển theo đúng định hướng. Đó là lí do tại sao hơn 90% chủ kinh doanh hệ thống đều đi học DCI (Năng Đoạn Kim Cương) để biết cách thức xây dựng sao cho không bị “vỡ”. Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho bạn cách ứng dụng triết lý DCI vào mô hình kinh doanh hệ thống để phát triển bền vững và lâu dài!
Kinh doanh hệ thống là gì?
Kinh doanh hệ thống là dựa trên việc kết nối các khía cạnh của tổ chức thành một hệ thống. Việc này giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn và cải thiện khó khăn bằng các nguyên tắc chính xác.
Việc kinh doanh được kết nối với nhau, các bộ phận cùng tiến hành các công việc để đạt được mục tiêu, chiến lược kinh doanh do công ty đề ra. Một mô hình làm việc hiệu quả là sự kết hợp của các chính sách, nhân sự, thiết bị và cả các phương tiện để phối hợp hoạt động. Từ đó giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng và đạt được mục tiêu.
Lợi ích khi kinh doanh hệ thống
Bạn biết đấy, khi áp dụng đúng nguyên tắc và thực tiễn để xác định các mục tiêu cho hệ thống sẽ giúp mang lại nhiều giá trị. Dưới đây là 6 lý do nên kinh doanh hệ thống
1. Tăng doanh thu
Hệ thống kinh doanh phải phát triển và thực hiện được các chiến lược, quy trình của tổ chức. Đây là những yếu tố nền tảng làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Nó đảm bảo đáp ứng các mong đợi của khách hàng và cải thiện thương hiệu. Có thể nói đây là chìa khóa để phát triển một doanh nghiệp chuyên nghiệp.
2. Giải quyết những vấn đề của khách hàng
Nếu bạn đang kinh doanh hệ thống, chắc chắn tổ chức của bạn sẽ phân tích và đo lường được các mong muốn của khách hàng. Ngoài ra, việc so sánh, kiểm tra, đánh giá cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn từ đó giúp bạn có thông tin về các lĩnh vực cần được cải thiện. Ngoài ra, bạn sẽ hiểu được nhu cầu của khách hàng và các nhu cầu chưa đáp ứng được.
3. Tạo điều kiện và cơ hội phát triển cho nhân viên
Mục tiêu của một hệ thống là sự đoàn kết và phát triển bền vững. Đây là cơ hội tuyệt vời và là điều kiện phát triển cho tất cả nhân viên giúp họ hoàn thành công việc hiệu quả và nhanh chóng. Đây cũng là một cách để khai thác ý tưởng và giúp họ sáng tạo hơn trong quá trình làm việc. Đặc biệt là tăng sự tham gia, hưởng ứng của nhân viên trong các hoạt động của công ty.
Hệ thống còn cho phép bạn nhanh chóng đào tạo các nhân viên mới và giúp họ hòa nhập tốt hơn trong môi trường làm việc mới.
4. Tăng lợi nhuận, đồng thời giảm chi phí tối đa
Khi triển khai một mô hình kinh doanh hợp lý sẽ giúp giảm các chi phí cần thiết. Tuy nhiên, khi cắt giảm chi phí cần lưu ý đến chất lượng, hãy luôn ưu tiên chất lượng lên hàng đầu.
5. Tạo ra một hệ sinh thái bền vững
Kinh doanh hệ thống là điều kiện thuận lợi tạo ra và phát triển một hệ sinh thái bền vững và có thể giúp tổ chức mở rộng lợi thế cạnh tranh. Các doanh nghiệp sẽ có được cách giải quyết các vấn đề nhanh chóng và đổi mới cách thức sao cho phù hợp và chuyên nghiệp.
Xem thêm bài viết: 3 nguyên nhân khiến các chủ doanh nghiệp lựa chọn triết lý dci cho doanh nghiệp của mình
Cách thức xây dựng kinh doanh hệ thống không bị vỡ nhờ dựa vào triết lý DCI
1. Xác định được mục tiêu, chiến lược và cách thức thực hiện
Hãy đáp ứng các mong muốn của khách hàng và giải quyết những vấn đề khách hàng gặp phải dựa trên chiến lược tập trung, an toàn, nhanh chóng và kịp thời. Nâng cao và cải tiến việc kiểm soát, vận chuyển, quảng cáo và các mối quan hệ với đối tác, khách hàng mới và cả khách hàng cũ. Quản lý tốt các danh mục, giấy tờ và đơn giản hóa các chu kỳ đặt hàng của khách hàng để mang lại sự trải nghiệm tối ưu nhất cho họ.
2. Áp dụng cách thức vận hành tự động và phát triển theo triết lý “TRAO ĐI ĐIỀU BẠN MUỐN”
Chủ hệ thống luôn vận hành bằng tất cả tâm huyết và kinh nghiệm, nên đôi khi họ không nghĩ tới người khác thay họ vận hành. Nhưng lối suy nghĩ đó sẽ làm chủ doanh nghiệp khó tiếp xúc hay đầu tư kinh doanh vào một cơ hội mới dù đã tích lũy được tài chính. Và việc xây dựng hệ thống tự động hóa theo triết lý “Trao đi điều bạn muốn” chính là một công cụ có tính chất đòn bẩy, làm một lần nhưng lợi ích lâu dài.
Vận hành tự động và phát triển theo triết lý “Trao đi điều bạn muốn” tức là bạn muốn điều gì hãy trao đi điều đó trước, cho đi rồi bạn sẽ nhận lại nhiều hơn thế! Ví dụ, khi nhắc đến việc quản lý, đào tạo nhân sự là chưa bao giờ dễ dàng đối với một nhà lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp. Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp hệ thống kinh doanh của bạn phát triển vượt bậc. Bạn muốn họ lắng nghe mình, hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, trang bị kỹ năng tốt thì trước tiên bạn phải trao đi những giá trị như: lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến, phản hồi nhân viên, tổ chức các buổi đào tạo hoặc chia sẻ kiến thức chuyên môn. Cứ như vậy chẳng mấy chốc họ sẽ giúp bạn đưa hệ thống kinh doanh lên tầm cao mới mà đến bạn cũng không ngờ tới.
3. Xây dựng văn hóa hệ thống kinh doanh bằng TỬ TẾ, YÊU THƯƠNG, ĐOÀN KẾT
Văn hóa tử tế được xây dựng với những nhân viên tử tế – những người được tin yêu. Môi trường làm việc lành mạnh, tử tế, yêu thương, đoàn kết là nơi tất cả mọi người đều thấy mình được đối xử đàng hoàng và trân trọng.
Những nhân viên trẻ luôn muốn có sự tự chủ trong công việc, đó không hẳn là quyền ra quyết định mà có thể là quyền được sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, được làm mảng công việc thế mạnh để tối ưu hiệu quả công việc. Cho nên việc mạnh dạn giao việc, giao quyền là bước đầu tiên để xây dựng lòng tin giữa cả hai phía, khi lòng tin càng mạnh mẽ sẽ trở thành sự hợp nhất về quan điểm, tinh thần và lối sống.
Lãnh đạo không chỉ thông minh mà còn phải tử tế, biết yêu thương và khơi dậy tinh thần đoàn kết của mọi người. Những tính cách tốt của lãnh đạo sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi nhân viên và nếu những giá trị này được truyền đạt liên tục giữa các thế hệ lãnh đạo thì công ty mới có cơ hội phát triển bền vững dài lâu.
4. Xây dựng đội nhóm toàn năng qua 4 tầng: THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG, KIẾN THỨC, HẠT GIỐNG
Một hệ thống kinh doanh mong muốn phát triển như vũ bão không thể không nhắc đến những đội nhóm – yếu tố nòng cốt trong doanh nghiệp. Khi làm việc theo đội nhóm, những điểm mạnh của người này sẽ bổ khuyết cho điểm yếu của người kia, tạo nên sức mạnh chung của cả tập thể. Từ những ý tưởng nhỏ gom góp lại sẽ tổng hợp ra được một ý tưởng mới lạ, có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đánh bại được đối thủ. Làm việc nhóm còn có nghĩa là cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau để phát huy tốt nhất tiềm năng của từng người.
Để xây dựng một đội nhóm vững mạnh, toàn năng cần có đủ 4 tầng: Thái độ, Kỹ năng, Kiến thức và Hạt giống.
– Thái độ: luôn có tinh thần học hỏi, cầu tiến, chăm chỉ trong tất cả nhiệm vụ được giao, phải luôn tuân thủ những nội quy được đặt ra để xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp, đồng bộ, gia tăng sự đoàn kết.
– Kỹ năng: lắng nghe người khác, trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm với công việc được giao, bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, không chấp nhất những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, trách va chạm, mâu thuẫn… với thành viên khác.
– Kiến thức: mỗi thành viên trong đội nhóm cần phải tự nâng cao chuyên môn, cập nhật kiến thức thường xuyên để phối hợp với các thành viên còn lại, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc chung.
– Hạt giống: theo cách cũ để có được khách hàng những đội nhóm thường tranh giành, ganh đua với nhau bằng phương thức cạnh tranh không lành mạnh nên thường dẫn đến sự mất đoàn kết và không mang lại hiệu quả. Hiện nay, đa số hệ thống kinh doanh đã và đang áp dụng triết lý DCI “Gieo trồng hạt giống” bằng cách những đội nhóm luôn hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc tìm kiếm khách hàng. Kết quả của hành động tương thân tương ái này vừa mang đến cho họ nguồn khách hàng khá lớn vừa làm tăng tinh thần đoàn kết trong hệ thống.
[Chuyên mục: Hình mẫu thành công] – Nữ giám đốc trẻ dẫn đầu hệ thống kinh doanh với thu nhập khủng nhờ ứng dụng DCI
Hình mẫu thành công cho lĩnh vực Kinh doanh Hệ thống lần này là chị Phạm Thị Nhung, một trong những học viên DCI đã thực hành rất tốt sau chương trình. Giới thiệu sơ qua thì chị Nhung hiện nay đang là Giám Đốc Kinh Doanh của hệ thống Bách Y Sâm – Nhất Mộc Hương, CEO tại hệ thống CNC Mỹ Nhung & là Chuyên gia cố vấn kinh doanh trong lĩnh vực Làm Đẹp – Thẩm Mỹ.
Với vai trò là Giám đốc Kinh doanh của hệ thống lớn, việc quản lý con người khiến chị gặp nhiều khó khăn. Không những thế, tình hình kinh doanh lúc bấy giờ khá chật vật, doanh số mỗi tháng đều không đạt KPI đã đề ra khiến chị luôn suy nghĩ về định hướng phát triển, không biết mình sai ở đâu.
Ngay tại thời điểm đó, qua một người bạn quen biết, chị được giới thiệu khóa học Năng Đoạn Kim Cương cấp độ 1: OXYGEN MONEY. Đây là chương trình học giúp chị hiểu được nguồn gốc cốt lõi của mọi vấn đề để từ đó tìm ra được HƯỚNG ĐI ĐÚNG và phương pháp 100% đạt được kết quả.
Hãy cùng theo dõi cách mà chị Nhung thực hành DCI mỗi ngày để đạt được thành công như ngày hôm nay nhé!
+ Ban đầu chủ yếu là kể Câu Chuyện Cây Bút mỗi ngày, dần dần chị đã hiểu ra được mọi thứ đến từ phía mình nên mỗi lần nhân viên làm sai điều gì thì chị chỉ nhẹ nhàng góp ý & tự nhìn nhận lại bản thân, chỉnh sửa lỗi đó ở chính bản thân mình.
+ Gieo khóa học Năng Đoạn Kim Cương cấp độ 1 cho Anh Chị Em trong nhà => Sau khi học xong thì gia đình trở nên hòa thuận, không còn những cuộc cãi vả do bất đồng quan điểm mà thay vào đó là mọi người dành nhiều thời gian hơn cho mâm cơm gia đình & lắng nghe, chia sẻ cùng nhau những chuyện buồn vui trong cuộc sống.
+ Gieo khóa học Năng Đoạn Kim Cương cấp độ 1 cho rất nhiều nhân viên trong hệ thống => Một điều tuyệt vời ra các bạn nhân viên sau khi đi học về thì rất hào hứng & thực hành vô cùng tốt. Chị chia sẻ rằng các bạn nhân viên thực hành còn đều đặn & tốt hơn chị rất nhiều: các bạn thường xuyên đi phóng sinh, mua hàng giúp đỡ những người khó khăn với chủ đích giúp cho họ có thu nhập tốt hơn để cải thiện cuộc sống.
Chính điều này đã giúp cho hệ thống kinh doanh của chị phát triển vượt bậc, các nhân viên của chị kể lại rằng kể từ khi thực hành thì xuất hiện rất nhiều khách hàng tự tìm đến & tự chốt sản phẩm mà không cần phải tư vấn gì cả. Thay vì trước đây chật vật trong việc tìm kiếm, thuyết phục khách hàng thì hiện tại đa phần các bạn nhân viên đều dễ dàng hơn trong việc mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất của hệ thống.
Ngay cả việc quản lý đội nhóm của chị cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Với vai trò là một Giám Đốc Kinh Doanh của một hệ thống kinh doanh lớn, Chị Nhung chịu rất nhiều áp lực trong việc quản lý con người, dẫn dắt đội nhóm nhưng sau khi chị ứng dụng DCI để cải thiện các mối quan hệ xung quanh thì đội nhóm vận hành trơn tru hơn & không còn phát sinh ra các vấn đề tranh giành khách hàng, bất đồng quan điểm như lúc trước.
Để tăng doanh số bán hàng nói riêng và phát triển doanh nghiệp lâu dài và bền vững, bạn cần phải xây dựng nhiều chiến lược, áp dụng vào các hướng khác nhau trong doanh nghiệp. Trên đây là 6 bí quyết của DCI giúp tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp của bạn. Mọi người sẽ hiểu rõ được các phương pháp và áp dụng hiệu quả với chương trình Năng Đoạn Kim Cương cấp độ 8: LÃNH ĐẠO TỰ ĐỘNG. Đăng ký ngay TẠI ĐÂY!