Người ta thường nói rằng sai lầm là cơ hội tốt để học tập. Tuy nhiên, nếu không mắc sai lầm ngay từ đầu thì tốt hơn! Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét 8 sai lầm nhà lãnh đạo nên tránh trong quản trị nguồn nhân lực.
8 sai lầm nhà lãnh đạo thường gặp trong quản trị con người
Đồng thời, bài viết cũng sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể để tránh mắc phải 8 sai lầm nhà lãnh đạo trong cách quản lý con người. Nếu có thể biết trước các sai lầm qua bài viết này thay vì phải trải nghiệm chúng trong thực tế, bạn sẽ tránh khỏi được rất nhiều vấn đề!
1. Không đưa ra ý kiến phản hồi
Theo cuộc khảo sát 1.400 các cán bộ cấp cao được thực hiện bởi Ken Blanchard, thiếu phản hồi là sai lầm mà các nhà lãnh đạo hay gặp phải nhất. Khi không nhanh chóng đưa ra những phản hồi cho nhân viên của mình, bạn đang lấy đi cơ hội cải thiện hiệu quả của người nhân viên. Để tránh mắc sai lầm này, hãy học cách đưa ra ý kiến phản hồi thường xuyên hơn với những nhân viên của mình.
2. Không dành thời gian cho đội ngũ
Trong vai trò nhà quản lý hay quản trị nhân sự, bạn dễ bị cuốn vào công việc của mình đến mức không còn thời gian cho đội ngũ. Đúng là bạn có những dự án cần phải thực hiện nhưng nhân viên là một ưu tiên quan trọng. Nếu không có mặt khi nhân viên cần đến bạn, họ sẽ không biết phải làm gì, và họ cũng sẽ không có sự hỗ trợ cũng như sự chỉ dẫn cần thiết để có thể hoàn thành mục tiêu công việc.
Hãy tránh sai lầm này bằng cách đưa vào lịch làm việc của bạn những khoảng thời gian dành riêng cho nhân viên, và học cách tích cực lắng nghe đội ngũ của mình. Hãy phát triển trí tuệ xúc cảm để bạn có thể nhận biết những nhu cầu của đội ngũ, và dành ra một khoảng thời gian nhất định mà những nhân viên cần sự giúp đỡ có thể tìm đến bạn.
3. Quá buông lỏng là sai lầm nhà lãnh đạo thường gặp phải
Một thành viên trong nhóm của bạn vừa hoàn thành một dự án quan trọng. Vấn đề là anh này hiểu sai yêu cầu dự án, và bạn không giữ liên lạc với người này khi dự án đang diễn ra. Giờ đây dự án đã cho ra kết quả sai và bạn phải giải trình với một khách hàng không hài lòng.
Nhiều nhà lãnh đạo muốn tránh việc quản lý tiểu tiết. Nhưng áp dụng một chính sách trái ngược hoàn toàn (phong cách quản lý buông lỏng) cũng không phải là một ý hay. Bạn cần tìm ra sự cân bằng giữa hai thái cực này.
4. Sai lầm nhà lãnh đạo phổ biến là quá thân thiện
Hầu hết lãnh đạo đều muốn được nhìn nhận là thân thiện và dễ gần với những người trong đội nhóm của mình. Xét cho cùng, nhân viên cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc cho những quản lý mà họ sẵn có một quan hệ tốt. Dù vậy, đôi khi bạn cũng cần phải đưa ra những quyết định khó khăn, và một vài người sẽ muốn lợi dụng mối quan hệ với bạn nếu như bạn quá thân thiện với họ.
Điều này không có nghĩa rằng bạn không được giao tiếp với nhân viên. Nhưng bạn cần phải tìm ra được sự cân bằng giữa việc làm bạn và làm sếp.
Hãy học cách tránh khỏi sai lầm này với bài viết của chúng tôi, Giờ Bạn Là Sếp. Đồng thời, hãy vạch ra ranh giới rõ ràng, để đội ngũ của bạn hiểu rằng họ không thể lợi dụng bạn.
5. Nhà lãnh đạo không định rõ mục tiêu
Khi nhân viên không có mục tiêu rõ ràng, họ sẽ làm việc mất định hướng. Nhân viên không thể làm việc hiệu quả nếu không rõ mình đang làm gì, hay không biết ý nghĩa của công việc. Họ cũng không thể ưu tiên khối lượng công việc một cách có hiệu quả, và điều này có nghĩa là những dự án và nhiệm vụ sẽ hoàn thành theo những thứ tự sai.
Thêm vào đó, hãy áp dụng các nguyên tắc Quản Lý Theo Mục Tiêu để sắp xếp mục tiêu của đội ngũ của bạn nhất quán với mục tiêu của cả tổ chức.
6. Hiểu sai động cơ nhân viên là sai lầm lãnh đạo hay mắc phải
Bạn có thật sự hiểu động cơ làm việc của các nhân viên? Đây là một gợi ý nhỏ: nhiều khả năng không phải vì tiền đâu! Nhiều lãnh đạo và quản trị nhân sự sai lầm khi cho rằng nhân viên làm việc vì tiền. Tiền chưa chắc đã là động cơ duy nhất thúc đẩy nhân viên làm việc.
Ví dụ như những người muốn tìm sự cân bằng cuộc sống/công việc có khả năng sẽ được thúc đẩy bởi khả năng làm việc từ xa hoặc làm việc linh hoạt. Những người khác lại thích các yếu tố như thành tích, thêm trách nhiệm, sự tán thưởng, hoặc tình đồng nghiệp.
7. Hiểu sai vai trò của mình
Một khi đã trở thành người lãnh đạo hay quản trị nhân sự, vai trò của bạn sẽ hoàn toàn khác. Tuy vậy, sẽ rất dễ quên rằng công việc của bạn đã thay đổi, và giờ đây bạn phải sử dụng những kỹ năng khác để có thể lãnh đạo hiệu quả. Điều này có thể khiến cho bạn quên không hoàn thành nghĩa vụ của bạn – lãnh đạo và quản lý.
8. Không NHẬN RA nguồn gốc những vấn đề trong doanh nghiệp
Đây cũng là thiếu xót quan trọng nhất và điều này cũng dẫn đến rất nhiều sai lầm, vấn đề trong doanh nghiệp. Là một người dẫn dắt, một nhà quản lý bạn cần nắm rõ được nguồn gốc của những vấn đề đó, từ đó định hướng & hoạch định ra những phương hướng giải quyết.
Nhận ra nguồn gốc của những vấn đề cũng chính là cách tốt nhất để doanh nghiệp phát triển đúng hướng và có được một tương lai bền vững dài hạn. Đây là một yếu tố cần phải có đối với một nhà quản lý, một chủ doanh nghiệp.
Trên đây là những sai lầm thường thấy của một người quản lý, một người lãnh đạo và sẽ thật tuyệt vời nếu có một chiếc chìa khóa cho mọi vấn đề trên đúng không nào? Năng Đoạn Kim Cương sẽ đem đến cho bạn chiếc chìa khóa đó và cách sử dụng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân bạn.
“Hạt giống” kinh doanh thành công – Chìa khóa cho các nhà lãnh đạo
Chương trình Năng Đoạn Kim Cương: “HẠT GIỐNG KINH DOANH THÀNH CÔNG” là chương trình đặc biệt được thiết kế phù hợp với những người LÃNH ĐẠO, nhà QUẢN LÝ & các CHỦ DOANH NGHIỆP…Với những kiến thức, trải nghiệm xoay quanh các vấn đề vận hành, phát triển & định hướng cho doanh nghiệp, chắc chắn chương trình sẽ mang đến cho mọi người một góc nhìn mới và những phương pháp để giúp doanh nghiệp của mình phát triển một cách bền vững.